Lịch sử ghi lại của mỗi cuộc chiến thường tường thuật phát súng khai chiến và nhân chứng. Mỗi câu chuyện không chỉ mang tới một cái nhìn sơ bộ về sự khởi đầu của một cuộc chiến mà còn đề cập đến bản chất của thời đại mọi người đang sống.
Các nhà sử học thảo luận về những phát súng đầu tiên trong Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861 thường mô tả về súng, đại bác và tàu buồm quanh một pháo đài gần Charleston, Nam Carolina.
Các sự kiện dần diễn ra khiến Thế chiến thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, thời điểm đó dễ bắt gặp những kẻ khủng bố trên đường phố ở Sarajevo sử dụng lựu đạn và súng lục để ám sát vị đại công tước của Đế quốc Áo-Hung.
Phải đến phiên tòa chiến tranh Nuremberg, mọi người mới hiểu toàn bộ chuyện xảy ra gần biên giới Ba Lan 25 năm sau. Năm 1939, quân SS của Đức Quốc xã khoác đồng phục Ba Lan và tổ chức tấn công một đài phát thanh của Đức. Adolf Hitler viện cớ những cuộc tấn công như vậy để biện minh cho cuộc xâm lăng chớp nhoáng kết hợp xe tăng, máy bay và quân đội để tràn vào các thành phố và khu dân cư của Ba Lan.
Mỗi cuộc tấn công như vậy cũng mang đến một bản tường thuật về công nghệ của thời đại – công nghệ sẽ đóng một vai trò trong cuộc chiến xảy ra sau đó và cuộc sống của những người trải qua.
Chiến tranh tại Ukraina diễn ra theo mô hình này. Quân đội Nga tràn qua biên giới Ukraina vào 24/02/2022, bao gồm đội binh, xe tăng, máy bay và tên lửa hành trình. Tuy nhiên, những phát súng khai chiến trên thực tế đã nổ ra vài giờ trước thời điểm ghi nhận là ngày 23 tháng 2. Những phát súng này liên quan đến một vũ khí mạng mang tên “Foxblade” được tung ra nhằm tấn công các máy tính ở Ukraina. Nhằm tìm hiểu công nghệ của thời đại, những người đầu tiên quan sát vụ tấn công ở cách xa nửa vòng trái đất đang làm việc tại Hoa Kỳ ở Redmond, Washington.
Hơn cả, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận theo khía cạnh khác và xem xét lại những tháng đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraina, cuộc chiến đã tàn phá đất nước về cả công trình lẫn tính mạng con người, bao gồm cả thường dân vô tội. Mặc dù không ai có thể dự đoán liệu cuộc chiến này sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng rõ ràng chúng ta có thể ghi nhận một xu hướng về các cuộc xung đột quy mô lớn khác trong hai thế kỷ qua. Các quốc gia tiến hành chiến tranh bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất và chính những cuộc chiến này đã thúc đẩy công nghệ thay đổi. Do đó, cần phải liên tục đánh giá tác động của chiến tranh đối với sự phát triển và sử dụng công nghệ.
Cuộc xâm lược của Nga một phần dựa vào chiến lược mạng bao gồm ít nhất ba nỗ lực riêng biệt và đôi lúc được phối hợp – các cuộc tấn công qua mạng tàn phá bên trong Ukraina, thâm nhập mạng và gián điệp bên ngoài Ukraina, cùng các hoạt động ảnh hưởng trên mạng nhắm vào mọi người trên khắp thế giới. Báo cáo này cung cấp thông tin cập nhật và phân tích về từng lĩnh vực cũng như sự phối hợp giữa các lĩnh vực này. Báo cáo cũng đưa ra những ý tưởng về cách đối phó hiệu quả hơn với những mối đe dọa trong cuộc chiến này và hơn thế nữa, mang lại những cơ hội mới để chính phủ và khu vực tư nhân hợp tác tốt hơn.
Các khía cạnh mạng của cuộc chiến hiện nay vượt xa Ukraina và phản ánh bản chất độc đáo của không gian mạng. Khi các quốc gia đưa mã hóa vào trận chiến, vũ khí của họ sẽ di chuyển với tốc độ ánh sáng. Con đường toàn cầu của Internet có nghĩa là các hoạt động mạng sẽ xóa bỏ phần lớn sự bảo vệ trường tồn từ biên giới, các bức tường và đại dương. Khác với đất liền, biển và không khí, Internet do con người tạo ra dựa trên sự kết hợp giữa quyền sở hữu, vận hành và bảo vệ của khu vực công và tư.
Do đó, cần có biện pháp phòng thủ tập thể mới. Cuộc chiến này khiến Nga, một cường quốc mạng lớn, không chỉ chống lại một liên minh các quốc gia. Hệ thống phòng thủ mạng của Ukraina chủ yếu dựa vào liên minh các quốc gia, công ty và tổ chức phi chính phủ.
Thế giới hiện có thể bắt đầu đánh giá cả điểm mạnh lẫn điểm yếu ban đầu và tương đối của các hoạt động tấn công và phòng thủ trên mạng. Phòng thủ tập thể ngăn chặn thành công các cuộc tấn công đến đâu và thiếu sót ở đâu? Những hình thức cải tiến công nghệ nào đang diễn ra? Quan trọng hơn, cần có những bước đi nào để phòng vệ hiệu quả trước các cuộc tấn công qua mạng trong tương lai? Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải đưa ra những đánh giá này dựa trên dữ liệu chính xác và không bị chi phối do cảm giác yên bình không chính đáng từ nhận thức bên ngoài rằng chiến tranh mạng ở Ukraina không có sức tàn phá khủng khiếp như một số người lo ngại.