Định nghĩa về bảo mật đa đám mây
Để hiểu rõ về bảo mật đa đám mây, điều quan trọng đầu tiên cần biết chính là dịch vụ đám mây kết hợp và dịch vụ đa đám mây là gì. "Đa đám mây" là việc sử dụng dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Nhờ có đa đám mây, doanh nghiệp của bạn có thể quản lý các dự án riêng biệt trong các môi trường đám mây khác nhau từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Giống như đa đám mây, "đám mây kết hợp" sử dụng nhiều môi trường đám mây. Tuy nhiên, khi thiết lập đám mây kết hợp, công việc được phân phối trong một hệ thống khối lượng công việc chung trên nền tảng điện toán đám mây công cộng, tài nguyên tại chỗ và đám mây riêng tư.
Một lợi ích của cả đám mây kết hợp và đa đám mây là khả năng thích ứng và tính hiệu quả chi phí. Cả hai dịch vụ đều mang tới thêm khả năng linh hoạt khi quản lý tài sản, cũng như di chuyển dữ liệu giữa các tài nguyên tại chỗ và đám mây. Ngoài ra, qua đám mây riêng tư trong môi trường đám mây kết hợp, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng kiểm soát và bảo mật.
"Bảo mật đa đám mây" là giải pháp giúp bảo vệ tài sản doanh nghiệp – như dữ liệu khách hàng riêng tư và ứng dụng – trước các cuộc tấn công qua mạng trong môi trường đám mây.
Tại sao bảo mật đa đám mây lại quan trọng?
Tiếc thay, các cuộc tấn công qua mạng đang trở thành một mối đe dọa phổ biến và ngày càng nghiêm trọng đối với phần lớn doanh nghiệp do có thể gây tổn hại uy tín và tổn thất tài chính. Rò rỉ dữ liệu và vi phạm bảo mật cũng gây hại cho khả năng hoạt động liên tục của tổ chức.
Khi ngày càng có nhiều ngành tiếp nhận hạ tầng đám mây kết hợp và đa đám mây, những ngành này phải đối mặt với nguy cơ tăng mức rủi ro, vốn luôn song hành với mọi môi trường đám mây không được bảo vệ. Môi trường đám mây không được bảo vệ thường phải đối mặt với mức rủi ro tăng cao như mất dữ liệu, truy nhập trái phép, thiếu khả năng quan sát trên nhiều môi trường đám mây và gia tăng tình trạng không tuân thủ. Một cuộc tấn công qua mạng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và dẫn đến việc mất đi niềm tin của khách hàng, các hoạt động sửa chữa tốn kém cùng các khoản tổn thất doanh thu.
Mọi chiến lược đa đám mây đều nên có một giải pháp bảo mật đa đám mây giúp bảo vệ trước các hệ quả tai hại này. Dưới đây là bốn lợi ích của việc triển khai bảo mật đa đám mây:
- Gia tăng tính tin cậy. Bảo mật đa đám mây giúp bảo vệ tài sản của doanh nghiệp để dữ liệu được an toàn hơn và các ứng dụng quan trọng hoạt động tối ưu. Khi đám mây an toàn hơn, chỉ người dùng được ủy quyền mới có quyền truy nhập vào các ứng dụng, giúp ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm.
- Bảo mật liên tục. Khi môi trường đám mây an toàn hơn, doanh nghiệp có thể liên tục giám sát các cuộc tấn công qua mạng, nguy cơ tăng mức rủi ro và lời nhắc về bản cập nhật bảo mật chính.
- Giảm chi phí. Các cuộc tấn công qua mạng có thể gây ra tác động tai hại đối với doanh nghiệp, thường cần tới các hoạt động sửa chữa và phục hồi tốn kém. Việc bảo mật môi trường đa đám mây giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp được bảo vệ tốt hơn trước hậu quả tốn kém từ các mối đe dọa trên mạng.
- Tập trung khả năng quan sát. Khi có giải pháp bảo mật đa đám mây, doanh nghiệp có thể quản lý bảo mật cho môi trường đám mây từ một vị trí. Bảo mật đa đám mây cho phép bạn xem trạng thái ứng dụng, đánh giá mọi nguy cơ tăng mức rủi ro đối với dữ liệu hoặc ứng dụng, cũng như quản lý quyền truy nhập của người dùng.
Những điểm lưu ý chính về bảo mật đa đám mây
Môi trường đám mây có một số thử thách riêng. Với đa đám mây, việc thiếu khả năng quan sát trên các môi trường đám mây có thể gây khó khăn cho tổ chức trong việc theo dõi tình trạng hạ tầng đám mây.
Do đó, khi giúp bảo mật môi trường đám mây, hãy lưu ý:
- Vị thế bảo mật của tài nguyên đám mây. Bạn cần chọn vị trí an toàn nhất cho dữ liệu, dù là tại chỗ hay trên đám mây. Ngoài ra, việc phát triển kế hoạch hoạt động liên tục và phục hồi sau sự cố của doanh nghiệp, cũng như sử dụng các công cụ ngăn mất dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật đám mây.
- Cách bảo vệ tối ưu cho các khối lượng công việc kết hợp và đám mây trước mối đe dọa. Để đảm bảo doanh nghiệp có được khả năng quan sát tối ưu về sự việc xảy ra trong môi trường đám mây, hãy sử dụng các giải pháp bảo mật đám mây cung cấp khả năng điều tra, báo cáo và phát hiện mối đe dọa, cũng như giúp ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật đám mây.
- Xác thực. Phát triển chiến lược cho phép doanh nghiệp tập trung chính sách vào khả năng xác thực và ủy quyền. Bằng cách đó, không một nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có giao thức xác thực và ủy quyền hoàn toàn khác biệt.
- Bản cập nhật. Đảm bảo tự động hóa bản cập nhật phần mềm cho từng nhà cung cấp dịch vụ đám mây để giúp tránh các điểm yếu mà tội phạm mạng có thể khai thác.
- Hỗ trợ bảo mật gốc. Nền tảng bảo mật nên giảm sự phản kháng tiếp nhận, không yêu cầu bạn thực hiện các hoạt động chuẩn bị tốn thời gian cho việc bảo vệ.
- Tập trung khả năng quan sát. Tránh quá trình thiết lập cần bạn phải chuyển qua lại giữa các nền tảng để nắm rõ toàn bộ sự việc đang diễn ra trong nền tảng đa đám mây của mình, điều này sẽ tiết kiệm thời gian và giảm sự khó chịu.
Cách quản lý bảo mật đa đám mây
Các tổ chức gặp khó khăn với các trở ngại về tính tuân thủ và thiếu khả năng quan sát các môi trường đám mây của mình. Do đó, công cụ bảo mật đám mây tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các môi trường đám mây kết hợp và đa đám mây.
Nhờ có nền tảng quản lý đa đám mây, tổ chức của bạn có thể quản lý môi trường đa đám mây giống như với môi trường một đám mây. Điều này có thể mang lại tính minh bạch và giúp kiểm soát tài nguyên đám mây tốt hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được dữ liệu phân tích và các chức năng AI hữu ích từ các giải pháp quản lý đa đám mây.
Khi sử dụng nền tảng quản lý đa đám mây, hãy làm theo các bước sau:
- Bảo mật quá trình phát triển sản phẩm đa đám mây từ đoạn mã đầu tiên.
- Giúp bảo vệ tính sẵn có của dịch vụ đám mây bằng bảo mật mạng.
- Quản lý quyền và quyền truy nhập hạ tầng đám mây cho người dùng.
- Sử dụng công cụ Quản lý vị thế bảo mật trên đám mây để giám sát vị thế đám mây và chủ động khắc phục rủi ro.
- Trong thời gian chạy, sử dụng công cụ bảo vệ khối lượng công việc đám mây.
Các loại mối đe dọa đối với bảo mật đa đám mây
Trong thế giới mối đe dọa trên mạng phức tạp như hiện nay, tồn tại rất nhiều loại mối đe dọa bảo mật đa đám mây. Sau đây là một số tình huống và trở ngại thường gặp cần lưu ý khi lập kế hoạch bảo mật đa đám mây:
- Quản lý và quản trị không thống nhất
- Xilô, hạn chế về nhân sự và khoảng cách đào tạo
- Bảo vệ khối lượng công việc ở mọi vị trí
- Thiếu khả năng liên tác
- Sai cấu hình hoặc lệch cấu hình
- Thiếu khả năng quan sát các môi trường
- Duy trì kiểm soát quyền truy nhập nhất quán
- CNTT ngoài luồng
- Phát triển và vận hành ứng dụng an toàn
Các biện pháp bảo mật đa đám mây tối ưu
May thay, các tổ chức có thể ngăn chặn nhiều mối đe dọa bảo mật đa đám mây bằng cách lập kế hoạch bảo mật và tuân thủ một số biện pháp tối ưu:
- Nắm rõ kẻ địch. Khi nắm được các cách truy nhập phổ biến nhất vào đám mây của tội phạm mạng, bạn sẽ có thể chủ động chọn ra các giải pháp bảo mật bảo vệ tốt nhất cho tổ chức khỏi bị vi phạm.
- Tự động hóa quy trình mỗi khi có thể. Khi bật tùy chọn cập nhật tự động, bạn sẽ bớt được một mối quan ngại và an tâm khi biết rằng bạn đã có bản vá mới nhất.
- Kết hợp SIEM với XDR để tự động bảo vệ khối lượng công việc. Sở hữu khả năng bảo vệ trước mối đe dọa được tích hợp trên các thiết bị, danh tính, ứng dụng, email, dữ liệu và khối lượng công việc trên đám mây.
- Ưu tiên tính nhất quán. Mỗi khi có thể, hãy đưa ra các quyết định và cài đặt bảo mật đồng nhất trên đám mây. Tương tự, tránh đưa ra các quyết định bảo mật một lần cho một số tình huống nhất định mà bạn sẽ cần theo dõi và quản lý theo cách khác trong tương lai. Điều này biến nền tảng đa đám mây của bạn trở thành hệ sinh thái gắn kết chứ không phải là hệ sinh thái với nhiều quy tắc và cài đặt khác nhau cần được ghi nhớ và tuân theo, vốn làm nguy cơ xảy ra tăng sai số chủ quan.
- Sử dụng công cụ quản lý một điểm kiểm soát. Trong kiểu quản lý này, kỹ sư đám mây được hưởng lợi từ một bảng điều khiển duy nhất mà họ có thể dễ dàng giám sát cài đặt bảo mật cho nền tảng đa đám mây.
- Hỗ trợ quyền truy nhập đặc quyền tối thiểu. Tự động thực thi nhất quán chính sách đặc quyền tối thiểu trong toàn bộ hạ tầng đa đám mây để có được cái nhìn đa chiều về rủi ro theo danh tính, quyền và tài nguyên.
- Triển khai các đề xuất của công cụ quản lý vị thế bảo mật trên đám mây (CPSM). Sử dụng giải pháp CSPM để đánh giá và củng cố cấu hình bảo mật cho tài nguyên đám mây.
- Giảm tình trạng dư thừa mạng. Bạn càng có nhiều nơi chứa thông tin và tài nguyên lặp lại, tội phạm mạng càng có nhiều cơ hội thực hiện hành vi vi phạm.
- Tích hợp bảo mật vào DevOps. Sử dụng một công cụ, như GitHub Advanced Security, để tạo các ứng dụng bảo mật bằng cách tích hợp thẳng vào quy trình làm việc của nhà phát triển. Bạn sẽ giải quyết được các rủi ro bảo mật nhanh hơn, tự động sửa lỗi lỗ hổng bảo mật và thực thi chính sách dưới dạng mã.
Cách chọn giải pháp bảo mật đa đám mây
Lý tưởng thì giải pháp bảo mật đa đám mây nên sử dụng kết hợp các biện pháp để giảm đáng kể khả năng xảy ra xâm phạm môi trường đám mây, như:
- Tìm điểm yếu trong toàn cấu hình đám mây.
- Triển khai dịch vụ hỗ trợ đa đám mây toàn diện cho mọi môi trường đám mây.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khối lượng công việc triệt để giúp bảo vệ tất cả các khối lượng công việc khác nhau.
- Triển khai thông tin bảo mật sử dụng công cụ quản lý bề mặt tấn công từ bên ngoài.
- Chọn dịch vụ hỗ trợ bảo mật đám mây gốc.
- Tạo khả năng quan sát tập trung trong môi trường.
- Chuẩn bị sẵn kế hoạch ứng phó kịp thời trước các mối đe dọa.
- Xác định tỷ lệ mối đe dọa dương tính giả của bạn.
- Đảm bảo bạn có dịch vụ hỗ trợ tiêu chuẩn tuân thủ.
Ví dụ: Bộ bảo vệ Microsoft dành cho Đám mây là giải pháp bảo mật đa đám mây hoạt động bằng cách:
- Đánh giá và củng cố cấu hình bảo mật cho tài nguyên đám mây.
- Quản lý tính tuân thủ trước các tiêu chuẩn quan trọng về quy định và trong ngành.
- Hỗ trợ tính năng bảo vệ trước mối đe dọa đối với khối lượng công việc chạy trong Azure, AWS và Google Cloud Platform – cũng như khối lượng công việc chạy tại chỗ.
- Phát hiện lỗ hổng bảo mật giúp bảo vệ các khối lượng công việc đa đám mây và kết hợp trước các cuộc tấn công độc hại.
Tuy ban đầu việc quản lý một nền tảng đa đám mây an toàn hơn có vẻ hơi quá sức với rất nhiều phần cần di chuyển nhưng tin tốt là các giải pháp mạnh mẽ vẫn tiếp tục phát triển song hành với mọi động cơ độc hại mới.
Tìm hiểu thêm về Microsoft Security
Bảo mật đám mây
Sở hữu khả năng bảo vệ toàn diện cho các tài nguyên và ứng dụng đa đám mây.
Microsoft Defender dành cho Đám mây
Giúp bạn bảo vệ các môi trường đa đám mây và kết hợp.
Microsoft Defender for Cloud Apps
Xác định và ngăn chặn mối đe dọa trên mạng trên các dịch vụ đám mây.
Trình cung cấp bảo mật quyền truy nhập đám mây
Sở hữu khả năng quan sát, kiểm soát dữ liệu và nội dung phân tích cần thiết để ngặn chặn các mối đe dọa trên mạng.
Câu hỏi thường gặp
-
Bảo mật đa đám mây giúp tổ chức của bạn an toàn hơn trước những tội phạm mạng muốn tìm cách vi phạm đám mây. Khi sở hữu một giải pháp bảo mật đa đám mây mạnh mẽ, bạn có thể ngăn chặn vi phạm dữ liệu, tổn thất tài chính và tránh để khách hàng mất niềm tin.
-
Nếu không có giải pháp bảo mật phù hợp, nền tảng đa đám mây dễ bị tấn công hơn nền tảng một đám mây vì đa đám mây có nhiều lối vào hơn để xâm nhập độc hại.
-
Chiến lược bảo mật đa đám mây là kế hoạch toàn diện tính đến mọi thành phần đám mây của tổ chức với mục tiêu bảo vệ các thành phần đó tốt nhất có thể.
-
Công cụ bảo mật đa đám mây là các giải pháp cụ thể được sử dụng trong chiến lược bảo mật đa đám mây để ngăn chặn hoạt động truy nhập trái phép vào môi trường đám mây của tổ chức. Ví dụ: Bộ bảo vệ Microsoft dành cho Đám mây là công cụ bảo mật đa đám mây chuyên dụng.
Theo dõi Microsoft